Logo-neu
Logo-neu
image-alt-text

Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh chi tiết nhất

Tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh chi tiết nhất

15:59 08/06/2023

Quản trị kinh doanh là một ngành học thu hút trong giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên vẫn có nhiều lầm tưởng về ngành học này. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình nhé.

I. Quản trị kinh doanh là gì?

tim hieu ve nganh quan tri kinh doanh

Quản trị kinh doanh là ngành học nghiên cứu về việc thực hiện các công việc quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp duy trì và phát triển các công việc kinh doanh của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Các công việc trong quản trị kinh doanh bao gồm tạo ra hệ thống, quy trình điều hành để tối đa hóa hiệu suất, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định cần thiết.

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành khá rộng bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ. Khi nhắc đến quản trị kinh doanh nói chung người ta sẽ tìm hiểu về quản trị kinh doanh tổng hợp hoặc các chuyên ngành hẹp như quản trị nhân sự, kinh doanh quốc tế, thương mại truyền thông marketing.

Xem thêm: Quản trị kinh doanh học trường nào ở Hà Nội?

II. Ngành quản trị kinh doanh học những gì?

tim hieu ve nganh quan tri kinh doanh

Chương trình học của ngành quản trị kinh doanh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm các môn học lý thuyết tại trường, các môn học thực hành thực tập thông qua học kỳ doanh nghiệp để vận dụng lý thuyết và thực tiễn. Tỷ lệ lý thuyết thực hành của các môn học tương ứng là 40:60. Các môn học chính trong ngành này bao gồm:

  • Khối kiến thức cơ sở có các môn như kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô, quản trị học, kinh tế quốc tế
  • Khối kiến thức chuyên ngành sẽ có các môn học như quản trị tài chính, phân tích hoạt động doanh nghiệp, kế toán doanh nghiệp, quản trị dự án, quản trị Marketing, nhân sự, sản xuất và điều hành, quản trị chiến lược, khởi sự kinh doanh.

Xem thêm: Review về ngành quản trị kinh doanh

III. Cơ hội việc làm của sinh viên ngành quản trị kinh doanh

Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao từ đó góp phần tạo nên sức hút của ngành kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh nói riêng. Cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh khá lớn. Giai đoạn từ năm 2020 đến 2025 riêng tại thành phố Hồ Chí Minh cần đến 270.000 vị trí làm việc liên quan đến ngành quản trị kinh doanh theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Hồ Chí Minh.

Quản trị kinh doanh là một ngành học rất rộng nên sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau trong một tập đoàn hay công ty. Các vị trí bao gồm bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ giao dịch với khách hàng hoặc làm việc trong các tập đoàn về tài chính chứng khoán.

Với những sinh viên quản trị kinh doanh có kiến thức và kỹ năng tốt như kỹ năng lãnh đạo tốt và tích lũy được nhiều kinh nghiệm thì hoàn toàn có thể trở thành những CEO về quản trị kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, giám đốc nhân sự hoặc là các chuyên gia đàm phán về thương mại, chuyên gia xây dựng những kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh hoặc tự khởi nghiệp thành lập và điều hành công ty riêng.

Xem thêm: E-learning có nghĩa là gì? Giải đáp từ A-Z

IV. Những suy nghĩ không đúng khi tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh

tim hieu ve nganh quan tri kinh doanh

Việc thăng tiến trong ngành khá mơ hồ

Lượng sinh viên theo học ngành quản trị kinh doanh khá nhiều, làm sao bạn trở nên nổi bật? Nhiều bạn nghĩ rằng để thành công trong ngành này thì cần có sự may mắn hoặc hậu thuẫn từ gia đình. Tuy nhiên, trên thực tế ngành nghề nào thì để thành công luôn dựa trên năng lực, kỹ năng cũng như hiệu quả công việc của bạn. Chính vì thế, mà bạn cần phải học hỏi và rèn luyện kỹ năng tốt như kỹ năng quản lý thời gian, xử lý tình huống và cần xác định rõ mục tiêu lộ trình nghề nghiệp của bạn.

Công việc ngành quản trị kinh doanh nhàm chán

Công việc của ngành quản trị kinh doanh yêu cầu sự sáng tạo trong công việc, cần nhiều sự khám phá chứ không phải là lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Kinh doanh đòi hỏi mọi thứ phải đổi mới từng ngày đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy người làm quản trị kinh doanh cần phải luôn đổi mới và có những việc làm sáng tạo để đảm bảo công việc hiệu quả.

Công việc ngành quản trị kinh doanh chỉ là kinh doanh

Học ngành quản trị kinh doanh nếu bạn trang bị nhiều tiếng Anh giúp cho bạn có thể chọn làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, công việc để lựa chọn rất đa dạng như kinh doanh, marketing, kế toán, tài chính, thương mại điện tử,…

Ngành quản trị kinh doanh là ngành của con nhà giàu ra làm sếp

Quản trị kinh doanh khiến nhiều người hiểu lầm là một vị trí công việc cấp cao tuy nhiên bạn cần phải biết một điều rằng không có một doanh nghiệp nào tuyển sinh viên mới ra trường cho vị trí quản lý, giám sát. Do đó, quản trị kinh doanh khi mới vào nghề cũng phải bắt đầu từ những vị trí cơ bản nhất, nhờ vào quá trình rèn luyện, trau dồi kỹ năng mà bạn sẽ có những thăng tiến trong sự nghiệp.

Đối với người học quản trị kinh doanh cần có một mục tiêu và lộ trình phát triển rõ ràng. Do ngành này khá rộng do đó bạn cần phải xác định mục tiêu ngay từ đầu và đào sâu vào một lĩnh vực cụ thể để có thể phát triển được lâu dài.

Xem thêm: Các ngành nghề phát triển trong tương lai

V. Những kỹ năng cần thiết để học quản trị kinh doanh

Để phù hợp với ngành này bạn cần rèn luyện những kỹ năng như như sự hoạt bát nhanh nhẹn và linh hoạt, chủ động hoàn toàn trong mọi công việc được giao, có tính kỷ luật tốt, chịu được áp lực cao trong công việc, cần cù siêng năng chăm chỉ, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự cầu tiến, có bản lĩnh và tố chất của người lãnh đạo.

Cùng với các kỹ năng mềm như kỹ năng giải quyết tình huống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng quản lý cảm xúc và thời gian, tư duy phản biện, tư duy tổ chức và lãnh đạo, thấu hiểu, đặc biệt kỹ năng phân tích số liệu, thị trường, phân tích sản phẩm dịch vụ kinh doanh, phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.

Trên đây là những phân tích tìm hiểu về ngành quản trị kinh doanh một cách chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích trong việc ra quyết định chọn ngành học của bạn nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Các ngành của trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Nguồn: hiu.vn; yersin.edu.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký tư vấn

Loading...

Các ngành đào tạo