Logo-neu
Logo-neu
image-alt-text

Mức lương ngành luật kinh tế có hấp dẫn không?

Mức lương ngành luật kinh tế có hấp dẫn không?

16:52 29/05/2023

Học luật kinh tế sẽ làm những những công việc gì và mức lương ngành luật kinh tế khoảng bao nhiêu trong những năm gần đây là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi vì khối ngành luật luôn thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia học đặc biệt là ngành luật kinh tế. Ngành này có cơ hội việc làm rộng mở và nhiều khả năng phát triển sự nghiệp trong tương lai. Tất cả các vấn đề thắc mắc sẽ được sáng tỏ qua bài dưới đây.

I. Luật kinh tế là ngành gì?

muc luong nganh luat kinh te

Luật kinh tế là một bộ phận của ngành luật, chuyên nghiên cứu về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành. Mục đích là để điều chỉnh các hoạt động trong quan hệ kinh tế phát sinh ở các tổ chức. Luật kinh tế ra đời nhằm giải quyết các tranh chấp, duy trì sự ổn định trong kinh tế, thương mại đảm bảo các hoạt động trong doanh nghiệp được diễn ra một cách hợp pháp ở phạm vi cả trong nước và quốc tế.

Khi học luật kinh tế các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý trong các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bạn sẽ có khả năng xử lý các vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

Trong quá trình học bạn sẽ được trải nghiệm thực tế, rèn luyện kỹ năng tranh tụng, tố tụng các tình huống và cách thức xử lý các vấn đề phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty có liên quan đến pháp luật.

Những môn chuyên ngành nổi bật của ngành luật kinh tế bao gồm luật sở hữu trí tuệ, pháp luật của doanh nghiệp, luật thương mại, luật cạnh tranh, quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, phá sản, giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh cũng như các quy định về kinh doanh bất động sản, luật đầu tư, pháp luật về đầu tư xây dựng,…

Xem thêm: Các trường có ngành luật kinh tế

II. Sự khác nhau giữa ngành luật học và luật kinh tế

muc luong nganh luat kinh te

Ngành luật học là một ngành có phạm vi rộng bao gồm các chuyên ngành nhỏ bên trong, trong đó có cả là luật kinh tế.

1. Đối với ngành luật học

Đối với ngành luật học thì khi theo học ngành này, các bạn sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quát nhằm vận dụng và thực hành các quy định pháp luật vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, người học cũng sẽ có những kiến thức bao hàm về các vấn đề liên quan đến luật như tranh chấp bồi thường, khiếu nại, tố cáo, hình sự, quyền công dân và quyền con người.

Khi học ngành luật học, các bạn sau tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí như chuyên viên tư vấn pháp luật, kiểm sát viên, bộ phận pháp chế doanh nghiệp nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật hoặc vị trí thẩm phán, luật sư.

2. Đối với ngành luật kinh tế

Đối với luật kinh tế, đây là ngành luật cung cấp các hệ thống luật và quy định nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh giữa các tổ chức doanh nghiệp với nhau. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế có thể có những kiến thức và kỹ năng phát huy chuyên sâu đặc biệt là về kinh doanh.

Đồng thời, bạn còn có khả năng nghiên cứu và xử lý các vấn đề thực tiễn trong doanh nghiệp hoặc các hoạt động thương mại và quản lý nhà nước với doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp luật kinh tế có thể chọn một công việc phù hợp với mức lương hấp dẫn và tiềm năng phát triển, có nhiều cơ hội việc làm cho ngành này.

Xem thêm: Học đại học online cho người đi làm

III. Cơ hội việc làm của ngành luật kinh tế

muc luong nganh luat kinh te

Sau khi tốt nghiệp ngành luật kinh tế bạn có thể tham gia đảm nhiệm các vị trí công việc như sau:

  • Chuyên gia tư vấn luật, tư vấn pháp lý: Với công việc cụ thể là giải quyết các vấn đề phát sinh trong doanh nghiệp, tư vấn về các hoạt động kinh doanh đầu tư, đảm bảo ở các hoạt động của tổ chức là đúng chủ trương chính sách của nhà nước và các công bố quốc tế có liên quan về lĩnh vực kinh tế.
  • Đảm nhiệm các vị trí trong cơ quan nhà nước như chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Giảng viên về luật kinh tế tại các trường đại học và cơ sở giáo dục hoặc người nghiên cứu về luật.

Đối với các vị trí trên thì bạn có thể tìm kiếm công việc ở các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước, các hệ thống tòa án, các trung tâm trọng tài thương mại và các dịch vụ cung cấp tư vấn luật pháp, các viện nghiên cứu và đơn vị giáo dục.

Xem thêm: Bằng đại học từ xa có giá trị không?

IV. Mức lương ngành luật kinh tế hấp dẫn như thế nào

Ngành luật kinh tế có nhiều cơ hội việc làm, công việc ổn định cũng như khả năng thăng tiến cao. Nhưng đổi lại, đây là công việc đặc thù cần phải giải quyết với khá nhiều giấy tờ, có những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra, áp lực công việc khiến người làm phải tăng ca nhiều giờ. Đồng thời, mức lương cũng phụ thuộc vào năng lực của mỗi người.

Ở Việt Nam, theo thống kê, cử nhân ngành luật mới tốt nghiệp có thể hưởng mức lương từ 10 – 12 triệu/ tháng. Tùy thuộc vào từng vị trí, mức lương và mô tả công việc cụ thể như sau:

  • Luật sư: Công việc của luật sư là tổ chức các cuộc đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật. Đồng thời, họ là những người làm rõ những vấn đề pháp luật và tư vấn, định hướng cho khách hàng, doanh nghiệp hành xử và hoạt động theo đúng quy định luật pháp, đại diện cho các cá nhân tổ chức trước tòa án trong quá trình tố tụng. Mức lương trung bình của luật sư dao động từ 15.000.000 đến 20.000.000/ tháng.
  • Công chứng viên: Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về các hợp đồng giao dịch, hồ sơ theo đúng quy định pháp luật. Bên cạnh đó, công chứng viên còn hỗ trợ soạn thảo, thẩm định tính pháp lý của hợp đồng, các thỏa thuận, hỗ trợ luật sư trong các tranh chấp, tư vấn, thẩm định các giấy tờ công chứng cho khách hàng. Mức lương của công chứng viên từ 8.000.000 đến 10.000.000/ tháng.
  • Kiểm soát viên và công tố viên: Với nhiệm vụ chính là kiểm tra và giám sát các hoạt động xét xử của thẩm phán, tòa án đồng thời xem xét việc khởi tố các hành vi phạm tội, các hoạt động điều tra truy tố tội phạm. Nếu có phát hiện không hợp lý kiểm soát và công tố viên có thể đề xuất lật lại vụ án và điều tra từ đầu. Mức lương của vị trí này trung bình từ 8.000.000 đến 10.000.000 triệu/tháng công với phụ cấp.
  • Thư ký tòa án và thẩm phán: Thư ký sẽ ghi chép lại các diễn biến của phiên tòa, sắp xếp hồ sơ, hỗ trợ thẩm phán. Còn thẩm phán sẽ có nhiệm vụ xét xử, điều trần, đưa ra các phán quyết và giải quyết các tranh chấp. Thẩm phán và thư ký sẽ hưởng lương theo quy định của nhà nước tính theo hệ số và lương cơ bản.
  • Giảng viên ngành luật: Giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo tại các trường học và cơ sở giáo dục. Mức lương từ 7.000.000 đến 10.000.000 triệu/tháng.

Xem thêm: Tuyển sinh đại học từ xa 2023

V. Những lầm tưởng về ngành luật kinh tế

muc luong nganh luat kinh te

Ngành Luật kinh tế thường quen thuộc với nhiều người tuy nhiên vẫn có những lầm tưởng không chính xác về ngành học này như sau:

1. Học luật kinh tế thì chỉ có thể làm luật sư

Cho đến nay vẫn nhiều người nghĩ rằng học luật sẽ ra làm luật sư mà không làm được ngành nghề nào khác. Điều này hoàn toàn sai lầm vì luật sư là một trong rất nhiều ngành mà sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm. Cử nhân ngành luật kinh tế có thể làm ở một số vị trí khác như thẩm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chuyên viên tư vấn pháp lý.

Địa điểm làm việc có thể trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, các công ty luật, văn phòng luật sư, văn phòng công chứng, trung tâm hòa giải thương mại, trung tâm tư vấn pháp luật và các cơ quan tổ chức nhà nước khác ở trung ương và địa phương, các tổ chức phi chính phủ tổ chức liên quan đến chính phủ và tổ chức quốc tế. Làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu; các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước…

2. Học luật kinh tế bắt buộc phải thuộc hết những gì mà luật pháp nhà nước ban hành

Nhiều người lo lắng rằng khi tham gia học ngành luật bắt buộc phải học thuộc hết những điều lệnh mà nhà nước ban hành. Đây là một quan điểm hoàn toàn không chính xác vì đến luật sư hay các thẩm phán cũng không thể làm được điều đó.

Chưa kể hệ thống pháp luật luôn được cập nhật và điều chỉnh bởi vậy học luật là phải hiểu hiểu rõ bản chất của vấn đề và các quy định của pháp luật để đưa ra những kết luận đúng đắn chứ không chỉ đơn giản là việc học thuộc lòng.

Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành tài chính ngân hàng

3. Người hướng nội đừng nên học luật kinh tế

Nhiều người có quan điểm rằng những người hướng nội ít nói thì không phù hợp để trở thành người tư vấn pháp luật. Điều này không đúng. Như đã nói trên người học luật không chỉ hành nghề luật sư mà còn có thể để làm việc trong các viện nghiên cứu, thẩm phán. Mà người học luật cần có các phẩm chất như trung thực, khách quan, có ngoại ngữ, có khả năng thuyết phục, tư duy phản biện logic, có trí nhớ tốt chăm chỉ kiên trì và nhẫn nại.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về công việc cũng như mức lương ngành luật kinh tế. Nếu bạn có nhu cầu đăng ký học có thể tham khảo hệ đào tạo từ xa cửa trường đại học Kinh tế Quốc dân. Hãy điền thông tin tại website để được tư vấn nhiều hơn nhé.

Nguồn tham khảo: dhthainguyen.edu.vn; careerbuilder.vn; luathoangphi.vn; ehou.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký tư vấn

Loading...

Các ngành đào tạo

Logo-neu
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA:
- Phòng 103 Tòa nhà A1 số 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
VĂN PHÒNG TƯ VẤN VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ TUYỂN SINH:
Công ty Cổ phần tư vấn dịch vụ đào tạo AUM Việt Nam
- Miền Bắc: Số 116 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
- Miền Nam: Số 91 Ký Con, Phường Nguyễn Thái Bình , Quận 1, Hồ Chí Minh
Hotline/ Zalo:  

091.745.2118

Email:  

[email protected]

Facebook:

facebook.com/chuongtrinhdaotaotuxa

NGÀNH ĐÀO TẠO

Quản trị kinh doanhLuật kinh tếKế toánTài chính ngân hàng

NHẬN THÔNG TIN ƯU ĐÃI

Email

Đối-tác

© 2023 Copyright by IT AUM

Loading...